Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

CHÚC TẾT

   CHÚC cho Thế Giới Hòa Bình
 Vạn dân An Lạc Khương Ninh Nước Nhà
 Xuân về khắp nẽo gần xa
Nhà nhà Vui đón Tết Ta An Lành
 TẾT mới Đổi Mới cuộc Đời
Người người Hạnh Phúc nơi nơi sang giàu
BÍNH THÂN phát triễn tiến mau
 Sống khoẻ sống đẹp tuổi cao sống hoài .
Thế Giới già trẻ gái trai
Thành tâm Cầu Chúc Lộc Tài tiến lên
 Công Danh Sự Nghiệp vững bền
Đón Xuân mãn nguyện Vàng đầy, Nhà cao .

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

TU TÂM & TU TƯỚNG


 TU TÂM &TU TƯỚNG

Trên chuyến xe bus . Từ hàng ghế phía trước , hai người phụ nữ nói chuyện với nhau  Cô mặc  áo lam hỏi cô mặc áo trắng ;   Tối nay chị có đi đám tang ông thầy  Bản không ?
      Cô áo trắng trả lời ; Có chứ !
      Cô áo lam tiếp tục ; Ổng đẹp người , trắng trẻo , mập mạp , mà chết sớm ; mới có 60 , uổng quá hén ?
      Cô áo trắng ; Ừ ! nhìn cái tướng á , thì lẽ ra ông thầy Chánh chết  trước thầy Bản mới đúng , Thầy Chánh ốm nhách đi sợ gió bay , vậy mà khỏe re !
      Cô áo lam gằn giọng ; Chị đừng nói vậy chứ , con người ta sống chết điều có số ( trời kêu ai nấy dạ chớ ... làm sao biết trước được ! ) hơn nữa ông thầy Chánh rất hiền , điềm đạm , ăn mặc giản dị , không hút thuốc , uống rượu , trong tư cách nói  chuyện , đi , đứng ,nằm , ngồi của ông ấy thể hiện là một ông thầy có đạo hạnh rất trang nghiêm ! Ổng mới là người sống thọ đó !
     Cô áo trắng nói ; Chị nói vậy tôi cũng thừa nhận là đúng !  nhưng tôi thấy thích ông thầy Bản hơn ! Thầy Bản vui vẻ , nói chuyện rất hay , dể gần gủi , ăn mặc rất đẹp ' Nhứt là các ngày rằm , lễ , cúng kiến trai đàn , ổng đắp y , đội mảo rất oai nghi ! ra vẻ một ông thầy trụ trì có địa vị trong giáo hội và uy tín với phật tử . Tôi thấy ngưỡng mộ thầy vô cùng !
     Cô áo lam cười , nói ; Tôi  cũng nghỉ như chị ;Tôi thấy thầy Bản , hình tướng ,mập mạp , ăn mặc đẹp đẻ , tánh tình vui vẻ , xôi nổi , giảng pháp rất hay  ! Về Thầy Chánh thì ngược lại ; ăn mặc giản dị , không màu mè , có tướng điềm đạm , nói chuyện , đi đứng rất nghiêm trang. Đúng là một bậc chân tu !!!
   
     Qua câu chuyện trên , hình ảnh 2 vị Thầy có 2 phong cách khác nhau ; Một Thầy trao chuốc cho sắc tướng bên ngoài , trao dồi lý luận giáo lý để thuyết giảng cho phật tử giác ngộ , tu tập . Còn một vị thì không chú trọng bên ngoài  ( ngoại hình ) ăn mặc bình thường giản dị , chuyên trì kinh , luật , trao dồi giới dức , luôn luôn làm gương và hướng dẫn  cho phật tử thực hành theo  ' oai nghi tế hạnh của người phật tử ' để người phật tử hướng tâm  tuyệt đối về Phật Pháp .Theo đầu óc hẹp hòi của  tôi , tôi nghỉ rằng  ;Thầy Bản người tu tướng , còn Thầy Chánh là người tu tâm !
  Phật dụng tâm , thế gian dụng tướng ! Chúng ta không thể so sánh , cân đo được , bởi Phật nói ; 84.000 phương pháp tu , người nào có duyên với phương pháp nào thì thực hành theo phương pháp ấy ,  ' tùy duyên tu tập mà hóa độ chúng sanh '.
  Theo trí óc hẹp hòi của tôi suy nghỉ như vậy ... Có đúng không ? xin các Bạn đóng góp ý kiến




       












Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

ĐỐI ẨM

ĐỐI ẨM

      Đối ẩm , tao phùng vị 
      Tửu nhập bất túy ngôn .

      Đan tâm song hỉ mị.
     Mục thị bất kiến nhơn !

            對飲遭 逢位
            酒入不醉言
           丹心雙喜寐
           目市不見人
              

 CẢM HỨNG TÙY HỌA                
Gặp gỡ nơi đây , hai ta cùng nhau uống
            Rượu đã thấm rồi...mà lời nói không say
           Chẳng phải mơ , hai trái tim hồng vui thật
           Chợ đông người , bốn mắt, chẳng thấy ai !
                         

 Chai rượu bát mì khai hương vị ...  
 Hai trái tim côi một cảnh đời !
 Trời cao đất rộng trên phố chợ .
 Ai đó mặc ai ta có đôi !
                 
  
        
                       
 
                         

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

CÂU CHUYỆN CÓ THẬT

   
     CHUYỆN CÓ THẬT
 Một người thất nghiệp đi xin việc làm . Sau khi trình bài  khả năng ngành nghề ... Ông chủ gạt ngang ; Tôi không cần tay nghề ... chỉ cần có người là được !
     Trong lúc đang làm việc, một đồng nghiệp tới gần nói nhỏ ; Hồi trước ở đây có người đó biết luật cấm... và nói điều ấy ...Họ nghe họ không cho làm nữa .
     Cái vú to ! cái áo nhỏ , thì làm sao che được  cái vú !?
      Như ảnh trên ; Việc họ làm sai trái luật lệ , không thể che đậy được ai , nhưng họ buột mọi người phải tuân theo ý họ , phải vâng vâng, dạ, dạ , không được nói, bàn gì hết .
Nghề nghiệp của anh giỏi hơn họ . Họ sẻ ghét anh và ít chơi với anh . Ở đây , đó là chuyện thường ! Họ không cần anh giỏi hay đạo đức tốt xấu gì hết . Họ cần là ; có hình dáng ra vẻ ... biết phục tùng , phải dưới ' cơ ' họ mới được tồn tại !
        Con Chó bước chân theo quán tính , nhưng để thích ứng với môi trường  hiện tại  . Có phải là bản năng sinh tồn không  ? Chúng ta phải làm sao  , khi ở cảnh ngộ này ?
 Câu chuyện trên có thật 100 % . Xin các Bạn  xem và cho nhận xet nhé .

      Chắc các Bạn  ngạc nhiên lắm phải không ? Ông chủ cần người cho có tựu chớ không cần cần tay ngề hay hạnh kiểm , đạo đức tốt xấu gì hết ! ' Khi đi ra ngoài chỉ cần có người ăn mặc theo họ đứng chầu cho có hình thức , để họ tự hô phong quán vũ mà thôi '   trong ban bệ cấp dưới của ông ta thì chẳng có mấy người nhưng thuộc các thành phần tạp nhạp . Nghề nghiệp  ' chộp chẹt không có học hành căn bản , học lóm, góp nhặt  ' gặp lúc có cơ hội liền khoát áo , làm liều , đã quen làm gian dối  . Nhưng công chúng , khách hàng không biết , thấy họ có cái mát  ' Từ thiện xã hội ' nên rất ủng hộ . Từ đó mà họ làm ăn phát tài , khắm khá ! Việc làm của họ nếu kẻ nào biết thì họ sẽ loại ra ngay , thậm chí những người có tay nghề thật sự họ cũng không chấp nhận làm chung với họ .  Chuyện này chỉ là một hình ảnh phát họa  ban đầu , còn các chi tiết rỏ ràng hơn xin các bạn minh họa thêm cho .

       

.

XEM BÓI BÀI - QUẺ KINH DỊCH - XIN XÂM BÀ QUAN ÂM

   BÓI BÀI ;
      Quẻ Bài Cửu Huyền Thất Tổ Tâm Thành Cảm Ứng Xin Quý Vị Rửa Tay Rửa Mặt Sạch Sẽ Thành Tâm Khấn Nguyện Chư Tiên Linh Cửu Huyền Thất Tổ Trong Tộc Họ Của Mình Chứng Giám Lòng Thành Và Nêu Điều Muốn Cầu Xin Rồi Chọn Vòng Lưỡng Nghi ( Cái vòng tròn xoay trong bát quái, tượng hình âm dương ) Để Xáo Bài Xin Quẻ 
XEM bấm ở đây : Xemtuong.net

XÂM QUAN THẾ ÂM
                  
Quán Âm Linh Xâm Hữu Cầu Tất Ứng Đức Năng Thắng Số Xin Quí Vị Rửa Tay Rửa Mặt Thành Tâm Khấn Nguyện Điều Muốn Xin Và Chọn Vòng Tròn Lưỡng Nghi ( Bấm vào vòng tròn âm dương xoay trong bát quái ) Để Xin Xâm 
Mời xem bấm ở: Xemtuong.net





Bạn muốn xem việc mình sắp làm có đạt được như ý hay không ? Hãy gieo 1 quẻ dịch.

Hào 6 
Hào 5
Hào 4
Hào 3
Hào 2
Hào 1


Đây là công cụ rất hay, sử dụng thuật toán thông minh để giúp bạn dự đoán công việc sắp tới bại hay thành, hung hay kiết dựa vào dịch số. Tuy nhiên công cụ chỉ có tính chất dự đoán tương đối, chỉ mang tính tham khảo.
Bạn có thể sử dụng hàng ngày, sử dụng cho mọi loại công việc bạn mong muốn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn và hạnh phúc!Gieo Quẻ Dịch Số   Gieo Quẻ dự đoán Công Việc sắp làm Hung hay Kiết

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

NÚI BÀ ; LINH SƠN TIÊN THẠCH TỰ

TỰ VIỆN
03/01/2009 19:39 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch -Tây Ninh




 Chùa thường được gọi là chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Với chiều cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Chùa Linh Sơn Tiên Thạch, thường gọi là chùa Phật, chùa Thượng, chùa Bà, cùng với chùa Hang (chùa Linh Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn Phước Trungï) là những ngôi chùa nổi tiếng ở khu danh thắng núi Bà Đen.

Chùa do Thiền sư Đạo Trung - Thiện Hiếu thuộc chi phái Thiền Liễu Quán khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII. Nguyễn Quyết Chiến trong bài Hệ thống tự viện núi Bà Đen trong tiến trình lịch sử (Báo Giác Ngộ ngày 22-02-1997) đã cho biết 11 đời trụ trì chùa như sau : Đạo Trung - Thiện Hiếu (1783-1806), Thanh Thanh (1806-1832), Hải Hiệp (1832-1857), Thanh Thọ - Phước Chí (1857-1878), Chơn Thoại - Trừng Tùng (1879-1910), Chánh Khâm - Tâm Hòa (1910-1937), Nguyên Cơ - Giác Phú (1937), Nguyên Thần - Giác Hạnh (1937-1938), Giác Ngọc (1938-1951), khuyết trụ trì (1951-1957), Huệ Phương (1957-1962), Diệu Nghĩa (từ năm 1962 đến nay).
Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm Mậu Ngọ (1857), Tổ Phước Chí đã bỏ ngôi chùa cũ lợp lá, vách ván, tổ chức xây dựng ngôi chùa khang trang.  Ngài đã vận động nhiều Phật tử góp công góp của mở rộng đường lên núi, xây dựng ngôi chánh điện và giảng đường. Cũng vào thời gian này, cách chùa khoảng 300m, một nhà sư người Chiêm Thành, tục gọi là ông Chàm và nhà sư Huệ Mạng - Kim Tiên lấy hang đá làm nơi tu hành. Khoảng năm 1864, sư Huệ Mạng khai sơn chùa Linh Sơn Long Châu.
Năm Nhâm Thân (1871), Tổ Phước Chí cho xây chùa Phước Lâm kế cận dòng sông chảy qua ấp Vĩnh Xuân để khách hành hương đi bằng đường thủy ghé chùa nghỉ ngơi trước khi lên núi. Đến đời Tổ Chơn Thoại, ngài thấy cần xây một trạm dừng tại chân núi, tạo thuận lợi cho khách hành hương, nên đã cho xây ngôi chùa Linh Sơn Phước Trung, thường gọi là chùa Trung.
Năm Canh Tuất (1910), Tổ Tâm Hòa nối tiếp trụ trì đã cho mở rộng ngôi chùa, xây dựng thêm nhà nghỉ cho khách hành hương, mở con đường rộng 6m, dài 1300m từ chùa Trung lên chùa Phật. Năm 1924, ngài cho xây nhà Tổ, Đông lang, Tây lang, nhà trù bằng vật liệu chủ yếu là đá. Năm 1927, ngài cho lấp hố Điện Bà (sâu 50m, rộng 70m), tương truyền là nơi Bà quyên sinh, để lấy lối lên chùa Phật. Đây là công trình lớn, ngài đã huy động hàng trăm thợ lao động suốt bốn năm mới hoàn thành. 27 năm trụ trì của Tổ Tâm Hòa là thời kỳ chùa được hưng thịnh về mặt hoằng dương đạo pháp cũng như cơ sở tự viện với hơn 100 Tăng Ni tu học, khách hành hương về chùa mỗi ngày một đông. Ngài viên tịch vào ngày 08-01 năm Đinh Sửu (1937).
Các đệ tử của Tổ Tâm Hòa là Giác Phú, Giác Hạnh, Giác Ngọc kế tục quản lý và phát triển hệ thống tự viện ở đây đến năm 1945.
Từ năm 1945 đến năm 1956, quân Nhật rồi quân Pháp kéo lên chiếm đóng, phá hủy hoàn toàn hệ thống tự viện ở đây.
Năm 1956, ngài Nguyên Chất - Giác Điền, trụ trì chùa Phước Lâm tổ chức xây dựng lại hệ thống chùa ở núi Bà. Ngài cho tháo dỡ ngôi Thiền đường và một số căn nhà phụ của chùa chở lên núi cất chùa tạm để có nơi lễ bái của Tăng Ni và khách hành hương. Ngài cùng thầy Huệ Phương hết lòng chăm lo tôn tạo ngôi chùa Phật và chùa Hang. Năm 1957, ngài Giác Điền viên tịch, ngài Huệ Phương tiếp tục công việc đến năm 1962 thì giao nhiệm vụ trụ trì cho Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa để về chùa Phước Lâm tu học. Từ đây cho đến năm 1975, công việc tái thiết các tự viện bị ngưng trệ. Một lần nữa, bom đạn chiến tranh đã phá hủy gần hết các công trình mới được xây dựng.
Hơn 40 năm trụ trì, Ni sư Diệu Nghĩa đã tổ chức nhiều lần trùng tu ba ngôi chùa : chùa Trung, chùa Phật và chùa Hang làm nơi tu học cho Tăng Ni, Phật tử và đón tiếp hàng vạn khách tham quan, chiêm bái hằng năm. Kiến trúc ba ngôi chùa hiện nay do Ni sư cho xây dựng từ năm 1992 đến năm 1997. Ni sư tiếp tục cho xây nhà Tổ, khu nhà Tăng, khu nhà Ni, khu nhà bổn đạo vào năm 2000.
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch được khởi công xây dựng vào ngày 16-10 năm Bính Tý (26-11-1996) và lạc thành vào ngày 20-11 năm Đinh Sửu (19-12-1997). Chùa có diện tích 210m2 (bề rộng 14m, bề dài 15m). Chùa mang nét kiến trúc kết hợp hài hòa nét đẹp của nhiều ngôi chùa cổ trong nước. Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp.
Ở sân chùa Phật có tôn trí tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm. Tiền đường thờ tượng Tiêu Diện. Tầng trên thờ Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.
Điện Phật thờ tượng đức Trung Tôn chính giữa (tư liệu của chùa cho biết  tượng đức Bổn sư Thích Ca thiền định cao 2,5m) và chư Phật, Bồ tát : bộ tượng Di Đà Tam Tôn, đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh, Bồ tát Địa Tạng, Ngọc Hoàng … Hai bên có bàn thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Trước điện Phật có tượng Tứ Thiên Vương : Ma Lễ Thọ, Ma Lễ Hồng, Ma Lễ Hải, Ma Lễ Thanh ; tượng đức Hộ Pháp Vi Đà. Hai bên vách có bàn thờ Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương, Mục Kiền Liên, Quan Thánh. Sau điện Phật, có bàn thờ Tổ sư Đạt Ma và các vị Tổ của chùa.
Đặc biệt, ở điện Phật có tôn trí ngọc Xá lợi Phật, bảo vật do Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Vua Sãi Thái Lan tặng, và Hòa thượng đã cúng dường cho chùa vào năm 2000.
Chùa có khu bảo tháp Tổ. Giữa là tháp Tổ Tâm Hòa, Tổ Giác Phú, Tổ Giác Điền. Hai bên là tháp Tổ Trừng Tùng và Tổ Thanh Thọ.
Bên cạnh chùa là Điện Bà Linh Sơn. Kiến trúc điện gồm một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành động, vòm mái cao 2,5m, và gian nhà thờ nhân tạo phía trước dài 8m. Trong điện thờ Linh Sơn Thánh mẫu, Thần Tài, Thổ Địa. Ở đây có tủ đựng y trang của Bà do thập phương bá tánh dâng cúng. Gian ngoài thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Mẫu.
Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về Bà Đen như : Sự tích nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương …
Theo Thạch Phương và Lê Trung Vũ trong sách 60 lễ hội truyền thống Việt Nam (NXB. KHXH, Hà Nội, 1995) thì nàng Đênh là con của viên quan Trấn thủ vùng núi Tây Ninh. Năm 13 tuổi, nàng được cha mẹ gửi cho một nhà sư người Hoa để học đạo. Đến tuổi cặp kê, có con trai viên Tri huyện Trảng Bàng ngỏ ý cầu hôn, nhưng nàng từ chối vì đã có ý nguyện xuất gia. Một đêm, nàng lẻn bỏ nhà ra đi lên núi, nhưng chẳng may bị cọp vồ. Hôm sau, đến khi gia nhân viên quan Trấn thủ đi tìm thì nàng đã bị cọp ăn thịt, chỉ còn sót lại một chân nằm ở nơi kẹt đá. Song thân nàng đã cho mai táng phần thi thể còn lại trên núi và cho xây miếu thờ. Người dân địa phương cho rằng nàng chết oan tất phải linh hiển nên thường đến miếu cúng bái, mong được nàng phù hộ.
Theo tài liệu Truyền thuyết về Bà Đen (Báo Tây Ninh xuất bản năm 1998) thì cô gái Lý Thị Thiên Hương vốn nhan sắc mặn mà ở huyện Quan Hóa (nay là huyện Trảng Bàng) đính hôn cùng Lê Sĩ Triệt, chàng trai văn võ song toàn. Giữa buổi loạn ly, chàng Lê Sĩ Triệt gác tình riêng lên đường tòng quân cứu nước. Thiên Hương, một hôm lên núi viếng chùa thì gặp bọn cường sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp. Sức yếu thế cô, nàng đành phải nhào xuống vực sâu quyên sinh. Đêm ấy, nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi được nàng báo mộng. Hôm sau, ông xuống vực sâu tìm và đem xác nàng đi an táng. Nàng rất linh hiển, luôn phù độ cho nhân dân trong vùng được nhiều ân phước. Người dân lập điện thờ Bà trên núi, từ đó núi có tên là núi Bà Đen.
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng hiệu là Gia Long, tưởng nhớ đến chuyện khi bôn tẩu khắp miền Nam, lúc đến núi được Bà mách bảo nên thoát nạn, liền sai Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Thành Gia Định, lên núi làm lễ sắc phong cho Bà danh hiệu Linh Sơn Thánh mẫu, đặt tên chùa Bà Linh Sơn Tiên Thạch Tự và tạc tượng Bà bằng đồng để nhân dân chiêm bái, phụng thờ. Săc phong đó về sau bị thất lạc. Đến đời Bảo Đại, vua tái sắc phong cho Bà.
Hằng năm, khách hành hương đến viếng chùa, miếu Bà rất đông vào tháng giêng và vào lễ vía Bà, ngày 5 và 6 tháng năm âm lịch. Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh đã thành lập Ban Tổ chức Hội Xuân Núi Bà và Ban quản lý Di tích lịch sử - văn hóa núi Bà Đen. Con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi Bà dài 11km được trải nhựa, hệ thống lưới điện quốc gia đã nối mạng đến đỉnh núi, các cơ sở hạ tầng phục vụ khách hành hương được xây dựng hoàn chỉnh.
Đặc biệt, một hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam đã được Công ty Du lịch Tây Ninh đưa vào hoạt động phục vụ du khách vào ngày 08-3-1998, đi từ chân núi lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch, đoạn đường dài 1.225m, độ cao khoảng 600m, thời gian 18 phút/lượt. Hệ thống cáp treo, công nghệ Cộng hòa Áo do Trung Quốc sản xuất, tổng số 180 cabin (2 người lớn/cabin), 16 trụ tháp, công suất phục vụ 500 lượt khách/giờ. Hệ thống máng trượt, công nghệ của Đức do Trung Quốc sản xuất, cũng đã đưa vào hoạt động từ năm 2002. Hệ thống bao gồm hai tuyến khép kín : tuyến máng kéo 1.190m và tuyến máng trượt 1.700m, tốc độ tối đa 40km/g. Có hệ thống thắng tay, có hệ thống giảm chấn ở hai đầu xe trượt, có thắng tự động, có lưới bảo vệ, có dây đai an toàn. Công trình cáp treo này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2006 là Hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa Linh Sơn núi Bà là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở miền Nam xưa nay.
cls0801.JPG Chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà

cls0802.JPG
 Cáp treo

cls0803.JPG
 Toàn cảnh chùa

cls0804.JPG
 Chùa Linh Sơn Tiên Thạch năm 1990

cls0805.JPG
 Chùa Linh Sơn Tiên Thạch

cls0809.JPG
 Điện Phật

cls0810.JPG
 Điện thờ Bồ tát Quán Thế Âm

cls0811.JPG
 Điện thờ Bồ tát Đại Thế Chí

cls0806.JPG
 Điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu

cls0807.JPG
 Nhà Tổ

cls0808.JPG
 Nhà khách

cls0812.JPG

Ni sư trụ trì Thích Nữ Diệu Nghĩa

Võ văn Tường